Nám da là tình trạng rối loạn tăng sắc tố phổ biến, đặc trưng bởi các mảng hoặc đốm sắc tố màu nâu, đen. Nám khiến nhiều người mất tự tin về vẻ ngoai của mình. Vậy nám da là gì? Nguyên nhân hình thành và những lưu ý cần biết đối với tình trạng này ra sao?
Nám da là gì?
Nám da là tình trạng rối loạn tăng sắc tố da, xuất hiện khi sắc tố Melanin sản sinh quá mức, dẫn đến hình thành các mảng hoặc đốm sẫm màu. Tình trạng này gặp nhiều ở phụ nữ 20 – 50 tuổi, nhất là khi mang thai và sau sinh. Nám da có thể đậm và nhạt dần theo thời gian, tình trạng thường nặng vào mùa hè, nhẹ hơn khi trời chuyển đông.
Nám da thường xuất hiện ở những vùng sau :
- Trán.
- Hai bên má.
- Mũi và quanh môi.
- Một số trường hợp khác : cổ, cánh tay….
Nám da có những biểu hiện khác nhau tùy theo kích thước, màu sắc, độ nông sâu. Theo phân loại lâm sàng, nám da được chia thành 3 loại, gồm :
- Nám nông.
- Nám sâu.
- Nám hỗn hợp.
Nguyên nhân hình thành nám da:
- Nguyên nhân nội sinh :
Có nhiều nguyên nhân hình thành nám. Một số nguyên nhân nội sinh có thể kể đến như:
- Di truyền : Nám da có thể ảnh hưởng bởi gen. Tiền sử gia đình có người bị nám thì nguy cơ con cháu cũng sẽ gặp tình trạng này. Phần lớn các cặp song sinh giống nhau đều bị nám da.
- Giới tính : Tình trạng nám da ở phụ nữ cao gấp 9 lần nam giới.
- Sử dụng thuốc tránh thai
- Người đang điều trị rối loạn nội tiết tố hoặc mắc bệnh suy giáp
- Phụ nữ mang thai : Nám da là tình trạng phổ biến, ảnh hưởng từ 15% - 50% phụ nữ mang thai. Sự gia tăng nồng độ Estrogen, Progesterone và các hormone kích thích tế bào hắc tố trong thời gian thai kỳ có thể gây nám da.
- Ảnh hưởng bởi một số loại thuốc : Kháng sinh, thuốc chống viêm không steroid ( NSAID ), lợi tiểu, retinoid, hạ đường huyết, chống co giật, loạn thần,….
- Lão hóa da.
- Nguyên nhân ngoại sinh :
Bên cạnh những nguyên nhân nội sinh, nám da còn được hình thành từ những yếu tố sau :
- Mỹ phẩm : Một số loại có thể làm da nhạy cảm dưới ánh sáng mặt trời.
- Các sản phẩm chăm sóc da : Một vài sản phẩm có thể gây kích ứng khiến da mỏng đi và dễ bị ảnh hưởng bởi những tác nhân bên ngoài
- Xà phòng : Một số loại xà phòng thơm có thể gây ra hoặc làm nặng thêm tình trạng nám da.
- Tắm nắng : Tia cực tím ảnh hưởng đến các tế bào kiểm soát sắc tố ( melanocytes ) gây nám da.
- Ánh sáng từ màn hình LED như : tivi, máy tính, ddiej thoại di động…
- Chế độ chăm sóc da không phù hợp : tình trạng này kéo dài sẽ khiến da suy yếu, sức đề kháng giảm, thậm chí có thể gây nên những tổn thương trên da.
Dấu hiệu của bệnh nám da
Dấu hiệu chính của bệnh nám da là tăng sắc tố Melanin làm xuất hiện những mảng da sẫm màu. Những vùng tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời như : Mặt, cổ, cánh tay,…có nguy cơ cao bị nám da. Tình trạng này tuy không đau nhưng gây mất thẩm mỹ, khiến nhiều người tự ti vì vẻ ngoài kém sắc của mình.
Trường hợp nám da do nội tiết tố, các mảng hoặc đốm nám có màu sắc khá đậm, kích thước không đồng đều, xuất hiện chủ yếu ở 2 bên gò má. Nếu không điều trị sớm, nám có thể lan rộng sang những vùng da xung quanh. Ngoài ra, người bị nám nội tiết thường xuất hiện một số dấu hiệu khác như : mụn, rối loạn kinh nguyệt.
Các vị trí xuất hiện nám da thường thấy gồm : 2 bên má, trán, mũi….Bệnh không khó điều trị, tuy nhiên một số người nhầm lẫn nám với các vấn đề về da khác, chẳng hạn như tàn nhang, đồi mồi.
Phân biệt các loại nám da
Theo phân loại, nám da chia thành : nám mảng, nám sâu và nám hỗn hợp
- Nám nông:
Nám nông hình thành do các tế bào melanocytes đưa sắc tố melanin vào trong lớp tế bào sừng. Loại nám này có màu nâu nhạt, chân nông, nằm ở thượng bì hoặc lớp da ngoài cùng, thường tập trung thành từng mảng nhỏ. Nám nông xuất hiện chủ yếu ở trán, 2 bên gò má, mũi và cằm, với đường viền rõ rệt dễ phân biệt với vùng da xung quanh.
- Nám sâu :
Nám sâu có màu nâu nhạt đến đen sẫm, đường viền mờ. Chân nám nằm sâu dưới da do tế bào melanocyte đẩy săc tố melanin từ trung bì vào sâu bên trong. Loại nám này xuất hiện theo từng đốm, chấm tròn nhỏ tương tự như vết thâm sau mụn. Nám đốm thường gặp ở phụ nữ trên 30 tuổi, người trong thời kỳ tiền mãn kinh.
- Nám hỗn hợp :
Nám hoocn hợp là loại phổ biến nhất, bao gồm nám nông và nám sâu, xuất hiện rải rác chủ yếu ở trán, 2 bên gò má, mũi, vùng da quanh mắt. Nám hỗn hợp có chân nằm sâu, màu sắc và kích thước không đồng đều. Đây là loại nám khó điều trị nhất.
Cách trị nám da mặt vùng má an toàn, hiệu quả :
Điều trị nám da mặt vùng má là cả một quá trình mà bạn cần phải hết sức kiên trì. Hiện nay, một số phương pháp tẩy trắng da có thể loại bỏ nhanh những vết nám nhuwg cách này chỉ mang hiệu quả tạm thời, nám dễ tái phát. Thậm chí, nếu bạn lạm dụng các cách làm trắng da này sẽ khiến da bị tổn thương, tình trạng nám trở nên nghiêm trọng và khó điều trị hơn.
Vì thế, để loại bỏ hoàn toàn những vết nám, bạn nên áp dụng những phương pháp điều trị khoa học. Sau đây là một số cách điều trị nám vùng má hiệu quả được các chuyên gia da liễu khuyên dùng :
Điều trị nám da mặt vùng má bằng phương pháp lột bỏ sắc tố : Phương pháp sử dụng các loại kem thoa có chưa acid như Salicylic Acid ( BHA ), hoặc Mandelic Acid ( AHA ) để tác động lên da, loại bỏ lớp da cũ, tái tạo làn da mới sáng mịn, mờ nám.
Ngoài ra, sử dụng tế bào gốc sẽ ức chế quá trình hình thành và tích tụ hắc sắc tố melanin trên da. Melanin chính là thủ phạm gây nám. Nhờ đó, tế bào gốc có tác dụng làm mờ và mất dần vết nám cũ đồng thời ngăn ngừa không cho vết nám mới hình thành. Không chỉ mờ thâm nám, làn da sau khi được trị liệu sẽ sáng và đều màu dần lên.
Khi được đưa vào da, tế bào gốc kích thích quá trình tăng sinh collagen tự nhiên trong da. Nhờ đó, da mặt sẽ săn chắc, căng bóng, mịn màng hơn.
Bạn sẽ bất ngờ khi sau liệu trình trị nám bằng tế bào gốc, các vết nhăn trên mặt cũng dần mờ đi và biến mất hoàn toàn